Sáng ngày 1 tháng 8 tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đã diễn ra Hội thảo tổng kết đoàn tham quan thực tế tới các mô hình áp dụng thành công giải pháp xanh thích ứng với BĐKH trong nông nghiệp Tây Nguyên. Hội thảo có sự tham dự và chủ trì của Ông Tô Việt Châu, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế – Bộ Nông nghiệp và PTNT và 40 đại biểu đến từ các Cơ quan có liên quan của Bộ NN& PTNT; các Doanh nghiệp; các Viện/Trường/Trung tâm nghiên cứu; các tổ chức quốc tế và phi chính phủ có liên quan khác.
Trong khuôn khổ dự án “Tăng cường năng lực và chia sẻ kinh nghiệm các mô hình đối tác công tư (PPP) phát triển nông nghiệp bền vững” do Ban thư ký Đối tác phát triển Nông nghiệp bền vững Việt Nam (PSAV) phối hợp cùng Trung tâm khuyến nông quốc gia thực hiện, từ ngày 29/7 đến 1/8/2024 đã diễn ra hoạt động tham quan thực tế tới các mô hình áp dụng thành công giải pháp xanh thích ứng với biến đổi khí hậu trong nông nghiệp Tây Nguyên (cà phê, hồ tiêu, rau, khoai tây).
Hoạt động tham quan hướng tới mục tiêu: Tìm hiểu cách thức hoạt động và tác động của các giải pháp xanh trong sản xuất nông nghiệp giúp nông dân Tây Nguyên thích ứng và tăng khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu; Bài học kinh nghiệm từ các mô hình thành công các biện pháp canh tác bền vững góp phần bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái; Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp trong hợp tác kết nối các bên liên quan thông qua Đối tác Phát triển nông nghiệp bền vững Việt Nam (PSAV) để thực hiện các sáng kiến liên quan đến đổi mới sáng tạo và các hoạt động chuỗi giá trị nông nghiệp thông minh về khí hậu; Xác định các điểm khởi đầu để đưa ra các hành động cụ thể trong việc nhân rộng và thúc đẩy các mô hình đã áp dụng thành công các giải pháp xanh để thích ứng với BĐKH trong nông nghiệp.
Phát biểu khai mạc tại đây, ông Tô Việt Châu, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chia sẻ rằng Việt Nam đang chủ trương đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp, chuyển đổi từ “tư duy sản xuất” sang “tư duy kinh tế”, hướng tới phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị. Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng xác định rõ cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các tác nhân, đặc biệt là giữa khối Công và khối Tư trong ngành nhằm tạo ra những thay đổi sâu rộng về hệ thống. Trong đó đầu tư theo hình thức Đối tác Công - Tư (PPP) là một công cụ quan trọng để thu hút đầu tư vào ngành góp phần thực hiện các mục tiêu lớn trong chiến lược. Hoạt động tham quan sẽ tạo thêm cơ hội trao đổi, thảo luận và chia sẻ về các mô hình phát triển thực hành nông nghiệp bền vững, thúc đẩy vai trò lãnh đạo của phụ nữ và liên kết thị trường
Ông Châu cũng gửi lời cảm ơn đến Công ty TNHH Thực phẩm PepsiCo Việt Nam; Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Tưới Khang Thịnh; Tổ chức Sáng kiến Thương mại Bền vững IDH; Tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam; Dự án “Cà phê Nông Lâm kết hợp và tăng cường chất lượng rừng cho REDD+, đã đồng hành cùng PSAV trong quá trình chuẩn bị cho đoàn tham quan và hội thảo tổng kết. Qua chương trình này, ông Châu mong những bài học kinh nghiệm từ các mô hình thành công giải pháp xanh thích ứng với BĐKH sẽ được lan tỏa và nhân rộng hơn nữa
Các hình ảnh chụp trong chuyến tham quan thực địa:
Hội thảo tham vấn về mô hình kinh tế tuần hoàn trong chuỗi giá trị gạo và cà phê2024/11/15
Nông nghiệp Việt Nam và Brazil cần tiếp tục đóng góp cho thế giới2024/11/18
Hợp tác công tư thúc đẩy hệ thống lương thực, thực phẩm Việt Nam2024/11/01
Cơ hội của người dân miền Bắc với mô hình canh tác khoai tây bền vững2024/10/25