ĐỐI TÁC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG VIỆT NAM (PSAV)

ENG VI

Hóa chất Nông nghiệp

Thông tin chung về ngành hàng

Việt Nam hiện nằm trong nhóm những quốc gia sử dụng nhiều thuốc BVTV và khó kiểm soát. Thị trường thuốc BVTV trong nước hiện đang khá loạn với danh mục hoạt chất được phép sử dụng quá dài (hơn 1.700 hoạt chất) và hơn 4.000 tên thương phẩm khác nhau. Cùng với đó là tình trạng nhập khẩu thuốc BVTV ồ ạt kèm theo lạm dụng thuốc trừ sâu của nông dân đã và đang gây ra những hệ lụy đối với rau, củ quả sản xuất trong nước, cũng như gây không ít rào cản cho doanh nghiệp trong việc đưa ra các quyết định sản xuất kinh doanh. Việc quản lý chất lượng thuốc BVTV cũng còn rất nhiều bất cập. Theo báo cáo nghiên cứu sử dụng và quản lý thuốc BVTV của Fresh Studio, có nhiều loại thuốc được dãn nhãn chưa đúng, thành phần chưa được liệt kê đầy đủ. Ngoài ra, các loại thuốc BVTV có quá nhiều tên thương mại khác nhau gây nhầm lẫn cho người sử dụng. Vấn đề rác thải từ vỏ thuốc BVTV cũng đang gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng môi trường.

Cơ cấu tổ chức, mục tiêu:

Nhóm công tác PPP hóa chất nông nghiệp đã được thành lập vào tháng 9 năm 2015 do Cục Bảo vệ Thực vật, tổ chức CropLife và tổ chức Sáng kiến Thương Mại Bền vững (IDH) đồng chủ trì.

Nhóm công tác này có chức năng kết nối các đối tác liên quan, tăng cường đối thoại công-tư, phân bổ nguồn lực hợp lý và phối hợp với các nhóm công tác ngành hàng nhằm quản lý sử dụng hóa chất trong các ngành hàng quan trọng như hồ tiêu/gia vị, chè, cà phê, rau quả. Tính tới hiện tại, nhóm công tác đã thu hút các đại diện từ Cục trồng trọt, ICD, IPSARD, Hiệp hội chè, Hiệp hội hồ tiêu, công ty Dow, Đại diện Dupont, đại diện Harris Freeman, Mc Comick, JDE, Monsanto, Neddspices, OLAM, Rainforest Alliance, Syngenta, Fresh Studio, Unilever.

Kết quả chính đạt được:

Phối hợp với nhóm công tác PPP chè để tham gia kiểm soát đánh giá dư lượng thuốc BVTV thông qua mô hình Agri-team; kết quả là 5/12 doanh nghiệp đã hoàn toàn không còn tìm thấy dư lượng thuốc BVTV trên cây chè, phần còn lại vẫn nằm trong mức độ cho phép của thị trường Đài Loan và Âu – Mỹ.

Xây dựng và hoàn thiện bộ tài liệu quốc gia về sản xuất chè bền vững. Đã tổ chức các lớp giảng thử; hoàn thiện và trình phê duyệt bộ tài liệu quốc gia về sản xuất chè bền vững (NSC chè) và đang triển khai các hoạt động in ấn, phổ biến bộ tài liệu này.

Các thành viên của nhóm như Hiệp hội Chè Việt Nam tiếp tục phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật biên soạn chính thức bộ “Hướng dẫn thành lập tổ đội bảo vệ thực vật tập trung” để nhân rộng mô hình này lên toàn ngành chè, dự kiến vào năm 2018.

Tổ chức Sáng kiến Thương mại Bền vững (IDH) phối hợp cùng Cục Bảo vệ thực vật xây dựng ứng dụng “Phần mềm tra cứu thuốc BVTV” và có thể tra cứu thông tin trên giao diện website hoặc điện thoại. Phần mềm này được kì vọng sẽ cung cấp thông tin giúp cho người nông dân, các đại lý kinh doanh thuốc BVTV và các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc quản lý và sử dụng thuốc BVTV hiệu quả và hợp lý. Phần mềm này sẽ được áp dụng thử nghiệm cho các nhóm ngành hàng như cà phê, chè và hồ tiêu.

Thực hiện báo cáo kết quả điều tra tình hình phân phối thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trên cây cà phê và cây trồng xen (bơ, tiêu, sầu riêng) trong vườn cà phê và các đề xuất giải pháp thay thế hoạt chất thuốc thân thiện hơn với môi trường (Chi cục BVTV tỉnh Lâm Đồng phối hợp công ty LDC, Syngenta thực hiện vào tháng 6/2017).

Hoàn thiện nghiên cứu đánh giá về hiện trạng quản lý, sử dụng thuốc BVTV tại tỉnh Lâm Đồng dành cho cà phê và chè. Đã tổ chức hội thảo tham vấn nghiên cứu này và đề xuất một số giải pháp can thiệp phù hợp vào tháng 8/2017, tại Bảo Lộc, Lâm Đồng. Trong đó, các thành viên tham gia hội thảo đề xuất giải pháp xây dựng hệ thống phần mềm điện thoại cung cấp thông tin về thuốc BVTV.

Theo dõi các cảnh báo liên quan đến dư lượng hóa chất nông nghiệp của thị trường xuất khẩu cà phê, chè và hồ tiêu.

Thành viên

Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN&PTNT  (Đồng Trưởng nhóm) 

Tổ chức CropLife Việt Nam (Đồng Trưởng nhóm)

Tổ chức Sáng kiến Thương mại Bền vững IDH (Đồng Trưởng nhóm)

Công ty TNHH Bayer Việt Nam

Công ty Corteva Agriscience Việt Nam (Dow AgroSciences B.V.)

Tập đoàn Quế Lâm

Công ty TNHH Syngenta Việt Nam

Công ty CP Công Nông nghiệp Tiến Nông

Công ty TNHH Yara Việt Nam