ĐỐI TÁC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG VIỆT NAM (PSAV)

ENG VI

Cà phê

Thông tin chung về ngành hàng

Trong những thập niên gần đây, ngành cà phê Việt Nam đã phát triển vượt bậc về diện tích, năng suất và sản lượng. Năng suất đạt 23,5 tạ/ha cao gấp 2,9 lần năng suất trung bình cà phê thế giới (theo FAO, 2011). Tốc độ tăng trưởng bình quân của năng suất trong giai đoạn 2010-2017 đạt 2,0%/năm, đặc biệt đối với những vườn cà phê tái canh sử dụng giống mới tại khu vực Tây Nguyên, năng suất cà phê Robusta tái canh có thể đạt mức 45-60 tạ/ha, có những vườn đạt tới trên 80 tạ/ha (MARD). Việt Nam đã xuất khẩu cà phê tới gần 100 quốc gia trên thế giới với tổng kim ngạch hàng năm trên 2 tỷ USD trong giai đoạn 2011-2017. Cùng với xuất khẩu, tốc độ tiêu thụ cà phê nội địa cũng tăng khá nhanh. Đến năm 2017, tiêu thụ cà phê trong nước đã tăng 3,3 lần so với năm 2005, đạt khoảng 138 nghìn tấn, chiếm 8% tổng sản lượng cà phê Việt Nam (Số liệu thống kê của ICO).

Dù đã đạt được rất nhiều thành tựu trong thời gian qua, ngành hàng cà phê vẫn phải đối mặt với một số hạn chế sau:

  • Quy mô hộ sản xuất nhỏ, phân tán, trình độ thâm canh chưa đồng đều đặc biệt là việc lạm dụng các yếu tố đầu vào như nước tưới, phân bón và thuốc BVTV.
  • Tập quán canh tác bền vững, sơ chế bảo quản của hộ dân đã được cải thiện nhưng còn nhiều hạn chế, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi phần lớn doanh nghiệp đã bỏ thưởng giá cho cà phê có xác nhận, chứng nhận bền vững
  • Liên kết kết nối trực tiếp người sản xuất với thị trường còn nhiều hạn chế, quá nhiều khâu trung gian
  • Đầu tư của doanh nghiệp vào công nghệ chế biến sâu, chế biến tinh còn yếu
  • Chất lượng cà phê xuất khẩu chưa cao, chủ yếu là xuất khẩu nguyên liệu thô.

Cơ cấu tổ chức, mục tiêu:

Nhóm Công tác PPP cà phê được thành lập từ tháng 5/2010, dưới sự đồng chủ trì của Cục trồng trọt (DCP), Nestlé Việt Nam. Nhóm công tác PPP cà phê hiện có sự tham gia của trên 30 thành viên, đối tác hoạt động trên cơ sở tiền cạnh tranh, nhằm phát triển, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và phát triển bền vững cây cà phê, nâng cao thu nhập cho nông dân. Mục tiêu của Nhóm Công tác là đưa Việt Nam trở thành điểm tham chiếu được công nhận về cà phê Robusta thông qua việc cải thiện bền vững chất lượng, sản lượng và giúp nông dân thích ứng với biến đổi khí hậu.

Kết quả chính đạt được:

Trong những năm qua, nhóm công tác PPP cà phê rất nỗ lực và đạt được những thành quả đáng ghi nhận trong hỗ trợ phát triển cà phê bền vững và các chương trình, đề án của Bộ như chương trình tái canh vườn cà phê. Nhóm công tác PPP cà phê hướng dẫn nông dân về các phương pháp sản xuất tốt, nâng cao chất lượng, năng suất và tính bền vững về môi trường và kinh tế cho người sản xuất. Các nhóm nông dân được hình thành để khai thác hiệu quả thị trường, nâng cao kiến thức về công nghệ, liên kết với các tổ chức tài chính và các công ty thu mua sản phẩm. Những hoạt động này mang lại những lợi ích rõ rệt cho nông dân, tăng khả năng sinh lời và góp phần giảm phát thải khí nhà kính.

Tiếp tục thực hành tiêu chuẩn sản xuất cà phê bền vững (NSC)

Tiếp tục thí điểm các mô hình, phương pháp kiểm kê Carbon trong canh tác cà phê, các mô hình nông lâm kết hợp

Thực hiện chuyển giao công nghệ, nghiên cứu và phát triển về cây giống cà phê năng suất cao, kháng bệnh và chịu hạn, thích ứng với biến đổi khí hậu

Phát triển các phần mềm, quản lý hiệu quả và quản lý phát thải trong canh tác cà phê.

Các chương trình/ dự án nổi bật

Nescafé Plan, eCoffee, Dự án Giảm thiểu phân bón hóa học, Sáng kiến hợp tác Sử dụng vật tư nông nghiệp có trách nhiệm cho ngành cà phê Việt Nam

Thành viên

Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT (Đồng Trưởng Nhóm)

Công ty TNHH Nestlé Việt Nam (Đồng Trưởng Nhóm)

Diễn đàn Cà phê Toàn cầu/ Hiệp hội 4C

Công ty CP Giải pháp Thời tiết và Nông nghiệp AgriMedia

Công ty TNHH Baconco

Công ty TNHH Bayer Việt Nam

Công ty TNHH BASF Việt Nam

Công ty CP Phân bón Bình Điền

Công ty COEX Coffee International

Công ty TNHH Dakman Việt Nam

Công ty CP XNK Atlantic Việt Nam (ECOM Trading)

Công ty tư vấn EDE Consulting

Tổ chức Enveritas

Hội nông dân tỉnh Đắk Lắk và Lâm Đồng

Tổ chức Sáng kiến Thương mại Bền vững IDH

Công ty CP Tập đoàn Intimex

Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC)

Công ty Jacobs Douwe Egberts (JDE)

Công ty TNHH Louis Dreyfus Commodities Việt Nam

Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD), Bộ NN&PTNT

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Bộ NN&PTNT

Công ty TNHH Cà phê Hà Lan (Ned Coffee) 

Công ty TNHH Olam Việt Nam

Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo)

Trung tâm Khuyến nông và UBND tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai và Lâm Đồng

Tổ chức Chứng nhận Rainforest Alliance

Tổ chức Phát triển Hà Lan SNV

Công ty TNHH Syngenta Việt Nam

Viện Khoa học Kỹ thuật Nông-Lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI)

Công ty TNHH Yara Việt Nam