Gạo
Thông tin chung về ngành hàng
Ngành lúa gạo đang chuyển dịch từ canh tác truyền thống sang phát triển theo chuỗi giá trị; ứng dụng khoa học công nghệ cao; công nghệ số; sản xuất lúa gạo phát thải thấp. Trong những năm qua ngành lúa gạo đã đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận, đảm bảo an ninh lương thực trong nước và toàn cầu. Lúa gạo là một trong những ngành có kinh ngạch xuất khẩu lớn hơn 1 tỷ USD, cụ thể năm 2023 đạt hơn 4,8 tỷ USD, tăng 17,4% về lượng và 39,4% về giá trị so với năm 2022. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đang tiếp tục tăng và tiến dần tới nhóm cao nhất thế giới. Việt Nam đã xuất khẩu gạo đến hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm hơn 15% tổng lượng gạo xuất khẩu trên thế giới Ngoài các thị trường truyền thống như Philippines, Trung Quốc thì gạo Việt Nam cũng đã được đẩy mạnh xuất khẩu sang các khu vực thị trường nhiều tiềm năng khác, nhất là khi tận dụng lợi thế từ các Hiệp định thương mại tự do.
Trong những năm qua, chuỗi giá trị ngành lúa gạo đối mặt với những thách thức lớn, bao gồm: (i) tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng, suy giảm khả năng cạnh tranh, sản xuất – kinh doanh kém bền vững, chậm cải cách tổ chức sản xuất - thể chế, và không có thương hiệu trên thị trường quốc tế; (ii) Thu nhập của nông dân trồng lúa còn thấp, không tương xứng so với các tác nhân khác tham gia kinh doanh lúa gạo và do đó, không tạo động lực để người nông dân đầu tư phát triển sản xuất lúa gạo; (iii) Sản xuất lúa gạo gây ra nhiều tác động tiêu cực tới môi trường do sử dụng nhiều tài nguyên và lạm dụng phân bón và thuốc trừ sâu trong thâm canh; (iv) Giá xuất khẩu, khả năng cạnh tranh chưa cao, chưa đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường nội địa và quốc tế; hiệu quả sản xuất, kinh doanh còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế.
Trong định hướng tái cơ cấu ngành lúa gạo, doanh nghiệp được xác định đứng ở vị trí trung tâm điều phối và thúc đẩy chuỗi giá trị ngành lúa gạo Việt Nam theo hướng phát triển ngành lúa gạo chất lượng cao, giá trị cao và bền vững. Hoạt động thu hút đầu tư doanh nghiệp vào ngành lúa gạo hiện tập trung vào phát triển các cánh đồng lớn, liên kết trực tiếp với nông dân sản xuất – kinh doanh lúa gạo bền vững, có truy xuất nguồn gốc và xây dựng thương hiệu mạnh để tăng khả năng cạnh tranh dài hạn trên cả thị trường nội địa và quốc tế.
Cơ cấu tổ chức, mục tiêu:
Nhóm PPP về Gạo do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Công ty TNHH Bayer Việt Nam làm đồng chủ trì với chức năng: Quản lý và hỗ trợ phát triển ngành lúa gạo theo hướng cạnh tranh cao, chất lượng, vệ sinh an toàn, giá trị gia tăng, hiệu quả kinh tế, bền vững về xã hội và môi trường.
Nhóm PPP về Gạo gồm 3 nhóm nhỏ: Thị trường, Công nghệ, Chính sách
Nhóm đang tích mở rộng thêm thành viên, gồm các doanh nghiệp trong và ngoài nước, lãnh đạo địa phương, HTX/tổ nhóm nông dân, các viện nghiên cứu và trường đại học, các tổ chức quốc tế nhằm đẩy mạnh hoạt động, thúc đẩy sự phát triển của ngành hàng lúa gạo Việt Nam.
Mục tiêu hoạt động của nhóm công tác PPP gạo:
Nắm bắt và truyền tải các vấn đề khó khăn trong chuỗi đến các nhà hoạch định chính sách nhằm tìm giải pháp tháo gỡ
Tham mưu, đề xuất cho Bộ Nông nghiệp và PTNT trong hoạch định chính sách phát triển chuỗi giá trị lúa gạo bền vững.
Huy động các đối tác xây dựng và triển khai các chương trình/dự án thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị lúa gạo bền vững, nâng cao chất lượng gạo và thu nhập cho nông dân.
Cung cấp, chia sẻ thông tin, xúc tiến thương mại, xúc tiến hợp tác công tư và nâng cao năng lực cho các tác nhân trong ngành hàng gạo.
Kết nối các tác nhân trong chuỗi một cách hiệu quả.
Tìm kiếm cơ hội xuất khẩu, tăng cường tiếp cận thị trường cho các doanh nghiệp và cơ hội giới thiệu các sản phẩm lúa gạo sản xuất theo tiêu chuẩn bền vững
Phổ biến quy trình sản xuất lúa gạo bền vững cho nông dân và khuyến khích mở rộng sản xuất theo quy trình.
Kết quả chính đạt được:
Các hoạt động của nhóm PPP về Gạo trong thời gian gần đây hướng tới mục tiêu thúc đẩy hợp tác công tư trong sản xuất lúa gạo góp phần đạt mục tiêu sản xuất bền vững 1 triệu ha lúa tại Đồng bằng Sông Cửu Long. Các hoạt động cụ thể đã thực hiện như: Đẩy mạnh thông tin truyền thông về hợp tác PPP và Đề án 1 triệu ha lúa (viết các tin bài, phóng sự; tổ chức các hội thảo, toạ đàm; các hội nghị thăm quan, đánh giá, tổng kết); Nâng cao năng lực cho các cán bộ khuyến nông, nâng cao năng lực cho nông dân; Xây dựng 07 mô hình thí điểm tại 5 tỉnh vụ Hè thu 2024; Triển khai 05 Dự án Khuyến nông trung ương về sản xuất lúa phục vụ triển khai Đề án; Triển khai mô hình ForwardFarming - Nông nghiệp bền vững hướng tới tương lai hỗ trợ thực hiện Đề án 1 triệu hecta; Xây dựng mô hình trình diễn sản phẩm: Bioplan, Bình Điền.
Thành viên
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Bộ NN&PTNT (Đồng Trưởng nhóm)
Công ty TNHH Bayer Việt Nam (Đồng Trưởng nhóm)
Cục Chế biến & Phát triển Thị trường Nông sản, Bộ NN&PTNT
Công ty TNHH Cơ khí Công Nông nghiệp Bùi Văn Ngọ
Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ)
Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời
Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT
Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN&PTNT
Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD), Bộ NN&PTNT
Tổ chức Phát triển Hà Lan SNV
Công ty CP Tổng Công ty Giống cây trồng Thái Bình