Các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành lương thực - thực phẩm cần thay đổi tư duy sản xuất kinh doanh cũng như quản trị trong hệ thống thực phẩm.
Nhiều rào cản níu chân các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành lương thực - thực phẩm
Trong 5 năm qua, với sự hỗ trợ của Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản, FAO đã triển khai thực hiện Dự án “Tăng cường năng lực cho các hệ thống lương thực - thực phẩm nhạy cảm về dinh dưỡng thông qua phương pháp tiếp cận đa bên” (gọi tắt là Dự án) tại Ghana, Kenya và Việt Nam, với mục tiêu nâng cao năng lực của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực lương thực - thực phẩm trong việc áp dụng các phương pháp tiếp cận nhạy cảm dinh dưỡng trong hoạt động kinh doanh của mình.
Trong khuôn khổ Dự án, ngày 31/3, tại Hà Nội, FAO và các đối tác đã tổ chức Hội thảo quốc gia “Nâng cao năng lực để cải thiện dinh dưỡng thông qua hệ thống thực phẩm cho các cơ sở đào tạo, các tổ chức xã hội và khối tư nhân” nhằm nắm bắt tiến độ của Dự án và huy động thêm các bên liên quan trong nước để thúc đẩy một môi trường thuận lợi cho các khoản đầu tư chú trọng dinh dưỡng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Phát biểu tại Hội thảo, ông Rèmi Nono Womdim, trưởng Đại diện FAO tại Việt Nam, đánh giá kết quả của Dự án sẽ rút ra những bài học kinh nghiệm rất quan trọng góp phần thúc đẩy việc thực hiện khung chương trình quốc gia 2022-2026 sắp tới, trong đó FAO đóng vai trò qua trọng đặc biệt về an toàn thực phẩm, sản xuất và tiêu dùng bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Thị trường nông thôn cần được quan tâm nhiều hơn
“Sau 5 năm triển khai, Dự án đã mang lại những hiệu quả rõ rệt. Đặc biệt, các tài liệu đào tạo về vấn đề cải thiện dinh dưỡng trong hệ thống thực phẩm đã có kết quả”, TS. Đào Thế Anh, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, bày tỏ tại Hội thảo.
Theo ông Đào Thế Anh, Việt Nam là một nước có thế mạnh về nông nghiệp. 30 năm qua, Việt Nam đã dành được những thành tựu đáng kể trong lĩnh vực nông nghiệp như đảm bảo an ninh lương thực quốc gia; xuất khẩu nhiều nông sản ra thị trường thế giới, đóng góp vào nền an ninh lương thực thế giới; xuất khẩu gạo đứng thứ 3 thế giới; đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu cà phê…
Tuy nhiên, đại diện Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam cho rằng, trong lĩnh vực đảm bảo an ninh lương thực, Việt Nam vẫn còn gặp một số khó khăn như vấn đề tỉ lệ suy dinh dưỡng cao của trẻ em tại các vùng quê xa xôi, miền núi và dân tộc thiểu số; hay như vấn đề béo phì của trẻ em ở các đô thị trong bối cảnh tốc độ đo thị hóa đang tăng nhanh trong những năm gần đây.
Theo đó, TS. Đào Thế Anh nêu quan điểm, để có thể giải quyết được vấn đề dinh dưỡng của Việt Nam cần có sự phối hợp của liên ngành cũng như một sự tiếp cận tổng thể, tham gia hợp tác từ các chủ thể trong chuỗi giá trị nông sản, thực phẩm như các hộ nông dân, các HTX, các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp chế biến, các tổ chức của người tiêu dùng và bản thân người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, ông Đào Thế Anh nhấn mạnh vai trò quan trọng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các HTX trong việc cải thiện tính bền vững của hệ thống thực phẩm, dinh dưỡng trong giai đoạn tới.
Hội thảo tham vấn về mô hình kinh tế tuần hoàn trong chuỗi giá trị gạo và cà phê2024/11/15
Nông nghiệp Việt Nam và Brazil cần tiếp tục đóng góp cho thế giới2024/11/18
Hợp tác công tư thúc đẩy hệ thống lương thực, thực phẩm Việt Nam2024/11/01
Cơ hội của người dân miền Bắc với mô hình canh tác khoai tây bền vững2024/10/25