Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp &PTNT Lê Minh Hoan: “Chuyển đổi nông nghiệp bền vững sẽ tạo động lực cho quá trình sử dụng tài nguyên, hệ thống thực phẩm và hệ sinh thái bền vững, góp phần đạt được Mục tiêu phát triển bền vững vào 2030”.
Hội nghị Bộ trưởng Nông nghiệp về Chuyển đổi sang nông nghiệp bền vững nằm trong khuôn khổ Hội nghị các bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về Biến đổi khí hậu (BĐKH) - COP26 do Vương quốc Anh, chủ nhà của COP26 tổ chức ngày 26/4/2021.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, Việt Nam cùng với các quốc gia tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu đã đệ trình Báo cáo cập nhật “Đóng góp do quốc gia tự quyết định“ (NDC) tháng 9/2020 với mong muốn tham gia vào nỗ lực toàn cầu cắt giảm phát thải khí nhà kính (KNK). Theo đó, Việt Nam đã cam kết giảm phát thải KNK 9% vào năm 2030 so với kịch bản phát triển thông thường. Mục tiêu trên có thể đạt 27% nếu có thêm hỗ trợ về tài chính, công nghệ, tăng cường năng lực từ nguồn lực quốc tế.
Theo kịch bản của các cơ quan chuyên môn của Chính phủ Việt Nam, tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho thấy nếu không có giải pháp ứng phó, chỉ riêng Đồng bằng sông Cửu Long - vựa lúa lớn nhất cả nước sẽ ngập 39% và giảm 40,5% sản lượng lúa vào cuối thế kỷ này.
"Trước bối cảnh tác động sâu sắc của đại dịch Covid-19 và BĐKH, nông nghiệp Việt Nam đã và đang là trụ cột của nền kinh tế, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực và giảm nghèo, góp phần ổn định kinh tế-xã hội. Tuy vậy, nông nghiệp không chỉ là ngành chịu tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu mà còn là nguồn gây phát thải khí nhà kính đáng kể, sản xuất nông nghiệp chiếm 31,6% tổng lượng phát thải khí nhà kính của quốc gia", người đứng đầu ngành nông nghiệp Việt Nam nhấn mạnh.
Theo Bộ trưởng, để ứng phó với BĐKH và phát triển hệ thống thực phẩm bền vững, trong thời gian tới ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh; bảo vệ môi trường, sinh thái; nâng cao thu nhập cho người dân ở khu vực nông thôn; đảm bảo an ninh lương thực và dinh dưỡng; đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, gắn với phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thích ứng với BĐKH và kết nối chuỗi giá trị nông sản toàn cầu.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh, “chúng tôi cũng xem xét, lồng ghép bình đẳng giới, củng cố và tăng cường vai trò của các hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, nâng cao vai trò HTX nông nghiệp - cho phù hợp với điều kiện cụ thể và thúc đẩy sự tham gia của khối tư nhân trong đầu tư phát triển sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp, nhân rộng mô hình đầu tư hợp tác công – tư”.
"Đối thoại chuyển đổi nông nghiệp bền vững" đóng vai trò quan trọng thúc đẩy hợp tác giữa các nước thành viên và trong cộng đồng quốc tế vì sự phát triển nông nghiệp bền vững và đảm bảo an ninh lương thực. Chúng tôi kêu gọi sự quan tâm và hợp tác mạnh mẽ hơn của các đối tác quốc tế về:
Hội thảo tham vấn về mô hình kinh tế tuần hoàn trong chuỗi giá trị gạo và cà phê2024/11/15
Nông nghiệp Việt Nam và Brazil cần tiếp tục đóng góp cho thế giới2024/11/18
Hợp tác công tư thúc đẩy hệ thống lương thực, thực phẩm Việt Nam2024/11/01
Cơ hội của người dân miền Bắc với mô hình canh tác khoai tây bền vững2024/10/25