Sáng ngày 2/11, tại Hội trường Quốc hội, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trình bày Tờ trình về việc đề nghị Quốc hội phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan. CPTPP gồm NewZealand và 10 quốc gia trong khu vực Thái Bình Dương, với tổng giá trị GDP khoảng 10.000 tỷ USD, khoảng 13% GDP toàn cầu, khi có hiệu lực thị trường nông sản mở cửa hoàn toàn cho các thành viên CPTPP. Thời cơ và thách thách song hành cùng nhau, nếu có sự hợp tác chặt chẽ, nhịp nhàng từ “4 nhà”, nông sản trong nước hoàn toàn có cơ hội mở rộng thêm thị phần.
CPTPP sẽ mở ra nhiều cơ hội cho hàng nông sản Việt Nam trên thị trường xuất khẩu. Cụ thể là nhiều loại thuế xuất nhập khẩu sẽ về 0%, tạo thuận lợi cho nhiều mặt hàng nông sản trong nước như cao su, gỗ, cà phê, ca cao, điều, tiêu, gạo, rau quả tươi… thâm nhập thị trường nước ngoài. Để tận dụng được cơ hội xuất khẩu nông sản vào các nước thành viên CPTPP, thách thức đối với các doanh nghiệp trong nước đến từ việc bảo đảm chất lượng khi phải tuân thủ các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường.
Theo PGS.TS Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết: Theo tính toán của Viện Kinh tế quốc tế Peterson, nếu tham gia Hiệp định TPP, Việt Nam được hưởng lợi lớn nhưng vắng Hoa Kỳ, ở Hiệp định CPTPP, mức lợi thu được nhỏ hơn đáng kể. Cụ thể, với Hiệp định CPTPP, GDP tăng thêm chỉ đạt 1,32%, trong khi với Hiệp định TPP là 6,7%. XK với Hiệp định CPTPP chỉ tăng thêm 4%, trong khi Hiệp định TPP khoảng 15%. Hiệp định CPTPP làm tăng nhập khẩu 3,8%. Con số này ở Hiệp định TPP dự kiến là 10,5%.
Ông Cường còn cho biết thêm: “Mặc dù vậy, thiếu Hoa Kỳ không có nghĩa là Việt Nam mất đi lợi thế. Cái được trước mắt là được về thị trường. Trong số 11 nước tham gia Hiệp định CPTPP, có nhiều nước đóng vai trò quan trọng và là các nền kinh tế lớn. Thêm được thị trường mới, đó là cơ hội cần phải tiếp tục tận dụng”.
Thời gian qua, sản xuất nông nghiệp trong nước xảy ra hiện tượng “con sâu làm rầu nồi canh” do một số hộ nông dân và doanh nghiệp sử dụng chất cấm trong sản xuất, canh tác, làm giảm niềm tin của người tiêu dùng, giảm tính cạnh tranh của hàng nông sản trong nước với nông sản nước ngoài nhập vào Việt Nam.
Mặc dù là quốc gia xuất khẩu nông sản đứng trong nhóm dẫn đầu thế giới, tuy nhiên cho đến nay, 90% nông sản của Việt Nam vẫn xuất khẩu dưới dạng thô, kim ngạch còn thấp do giá xuất khẩu thấp hơn các sản phẩm cùng loại của nhiều nước khác.
Cũng theo TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phân tích thêm: Với Hiệp định TPP trước đây, có Hoa Kỳ, các ngành hàng như dệt may, da giày… được kỳ vọng sẽ phát triển vượt bậc so với hiện nay. Thậm chí, thời gian qua, nhiều dự án đầu tư trong ngành này đã chuyển từ các thị trường như Trung Quốc, Hồng Kông về Việt Nam để đón đầu cơ hội từ Hiệp định TPP. Hiện nay, với Hiệp định CPTPP, không có Hoa Kỳ, đồng thời các đối thủ cạnh tranh mới ngày càng phát triển, ngành dệt may, da giày sẽ không thể đạt được tăng trưởng đột phá như đã kỳ vọng. Tuy nhiên, nhiều ngành nghề khác vẫn có thể thúc đẩy xuất khẩu nhờ vào Hiệp định CPTPP, điển hình là nông sản, thủy sản…
Như vậy, để có thể vượt qua thách thức, đón nhận những cơ hội, tạo lợi thế cạnh tranh tốt, ngành nông nghiệp Việt Nam phải tự đổi mới, chú trọng đầu tư khoa học, công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp trên quy mô lớn theo những quy chuẩn cao. Qua đó, nông nghiệp của các địa phương cần đẩy nhanh xây dựng và tạo lập một nền nông nghiệp hữu cơ với sản phẩm là hàng hóa sạch, thông qua hình thành các liên kết chuỗi để kiểm soát chặt từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm. Chuỗi liên kết này được thiết lập trên cơ sở tổng thể quy hoạch phát triển nông nghiệp với sự tham gia tích cực của “4 nhà”: Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông.
Cùng với Việt Nam, 4 nước khác cũng đang trong quá trình phê chuẩn hiệp định này là Brunei, Chile, Malaysia và Peru. Các cuộc đàm phán CPTPP, tiền thân là TPP (Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương), kết thúc hôm 23/1 tại Tokyo, Nhật. Hiệp định được ký kết vào ngày 8/3 tại Santiago, Chile. CPTPP gồm 11 nước với tổng giá trị GDP khoảng 10.000 tỷ USD, khoảng 13% GDP toàn cầu. Trung Quốc, Anh và Hàn Quốc được cho đang xem xét việc gia nhập CPTPP.
Hội thảo tham vấn về mô hình kinh tế tuần hoàn trong chuỗi giá trị gạo và cà phê2024/11/15
Nông nghiệp Việt Nam và Brazil cần tiếp tục đóng góp cho thế giới2024/11/18
Hợp tác công tư thúc đẩy hệ thống lương thực, thực phẩm Việt Nam2024/11/01
Cơ hội của người dân miền Bắc với mô hình canh tác khoai tây bền vững2024/10/25