ĐỐI TÁC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG VIỆT NAM (PSAV)

ENG VI

EU cải cách sâu rộng chính sách nông nghiệp

27/ 05/ 2020

Ủy ban Châu Âu vừa mới công bố Chiến lược “Farm to Fork” (Từ nông trại đến bàn ăn) và Đa dạng sinh học với mục đích tạo ra một hệ thống thực phẩm bền vững, an toàn và bền vững hơn.

Theo Ủy ban Châu Âu, đây là lần đầu tiên trong lịch sử chính sách thực phẩm của EU đề xuất một chương trình nghị sự toàn diện cho tất cả các giai đoạn sản xuất thực phẩm.

Chiến lược đưa ra 27 giải pháp (nhiều giải pháp vẫn cần được nghiên cứu, tư vấn và đánh giá tác động) mở đường cho sản xuất thực phẩm xanh hơn, chế độ ăn uống lành mạnh và bền vững hơn và ít lãng phí thực phẩm hơn. Trong đó bao gồm:

  • Đề xuất quy định ghi nhãn dinh dưỡng bắt buộc đã được hài hòa hóa giúp người tiêu dùng lựa chọn thực phẩm có ý thức về sức khỏe (trước Q4 năm 2022)
  • Đề xuất yêu cầu chỉ dẫn xuất xứ cho một số sản phẩm (trước Q4 năm 2022)
  • Hồ sơ dinh dưỡng để hạn chế việc sử dụng và giảm thiểu các cáo buộc về sức khỏe đối với thực phẩm chứa nhiều muối, đường và/hoặc chất béo (trước Q4 năm 2022)
  • Các sáng kiến ​​nhằm kích thích cải cách thực phẩm chế biến, bao gồm quy định hạn mức tối đa cho một số chất dinh dưỡng (trước Q4 năm 2021)
  • Sửa đổi luật pháp EU về Vật liệu tiếp xúc thực phẩm để cải thiện an toàn thực phẩm, đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng và giảm dấu chân môi trường của ngành (trước Q4 năm 2022)
  • Đề xuất khung dán nhãn thực phẩm bền vững để trao quyền cho người tiêu dùng lựa chọn thực phẩm bền vững (năm 2024).

Chiến lược đặt ra các mục tiêu cụ thể tới năm 2030, bao gồm cắt giảm 50% lượng thuốc trừ sâu và rủi ro liên quan tới thuốc trừ sâu, giảm 20% lượng phân bón, giảm 50% doanh số thuốc kháng khuẩn được sử dụng trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, và tăng diện tích đất nông nghiệp của EU dành riêng cho canh tác hữu cơ lên ​​ít nhất 25%.

Về mục tiêu giảm thiểu chất thải thực phẩm, Ủy ban đang xem xét các lựa chọn để đơn giản hóa việc ghi chú ngày tháng trên thực bao bì phẩm và tăng cường nhận thức và hiệu quả sử dụng thông tin ghi chú về ngày tháng trên bao bì thực phẩm giữa các nhà sản xuất và người tiêu dùng. Chỉ thị về Khung chất thải sửa đổi được thông qua vào ngày 30 tháng 5 năm 2018 đã yêu cầu các nước EU giảm chất thải thực phẩm ở từng giai đoạn của chuỗi cung ứng thực phẩm, theo dõi mức chất thải thực phẩm và báo cáo lại về tiến trình thực hiện. Chỉ thị cũng yêu cầu các nước EU chuẩn bị các chương trình ngăn chặn chất thải thực phẩm (như một phần của các chương trình ngăn chặn chất thải nói chung) và khuyến khích quyên góp thực phẩm.

Bên cạnh đó, EU cũng đưa ra mục tiêu trồng thêm tối thiểu 3 tỷ cây xanh tới năm 2030.

Ủy ban cho biết, để tạo ra không gian cho động vật hoang dã, thực vật, các sinh vật thụ phấn và điều tiết dịch hại tự nhiên, 10% diện tích nông nghiệp cần được canh tác dưới dạng cảnh quan đa dạng sinh học cao.

Nguồn: FoodNavigator