ĐỐI TÁC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG VIỆT NAM (PSAV)

ENG VI

Thúc đẩy hợp tác công tư ngành hàng cà phê Việt Nam

04/ 12/ 2018

Nhằm thúc đẩy hợp tác công tư (PPP) trong nông nghiệp, chia sẻ kinh nghiệm và sáng kiến trong liên kết chuỗi, phát triển bền vững ngành hàng cà phê, ngày 4/12/2018, tại Tp. Hồ Chí Minh, Ban điều phối ngành hàng cà phê Việt Nam (VCCB) tổ chức hội thảo "Hợp tác công tư phát triển bền vững ngành hàng cà phê Việt Nam 2018".

Hội thảo "Hợp tác công tư phát triển bền vững ngành hàng cà phê Việt Nam 2018".

Ông Đỗ Nguyễn Anh Tuấn, Phó trưởng ban VCCB, Viện trưởng IPSARD cho biết, hiện nay, các doanh nghiệp cà phê Việt Nam đối diện với những thách thức, như: biến đổi khí hậu; nguồn nước, dịch bệnh; giá cả biến động, cơ chế về thông tin thị trường… Do đó, các doanh nghiệp cần xây dựng chương trình cà phê chất lượng cao, bền vững từ khâu sản xuất, thu hoạch, chế biến, kho chứa…

“Trong những năm tới, Việt Nam phải tái canh 120.000 ha cà phê và làm sao vẫn giữ được sản lượng ổn định, để giá trị xuất khẩu không sút giảm đang là bài toán mà ngành nông nghiệp đang đi tìm và lời giải ở đây là áp dụng mô hình hợp tác công - tư giữa doanh nghiệp và nhà nước, nông dân” - ông Đỗ Nguyễn Anh Tuấn cho hay.

Ông Đặng Kim Sơn, Chuyên gia nông nghiệp cấp cao chia sẻ, nhu cầu thúc đẩy mô hình hợp tác công - tư giữa doanh nghiệp và nhà nước với người nông dân là muốn gia tăng sản xuất, có đầu ra thị trường ổn định. Doanh nghiệp xuất khẩu cần vùng nguyên liệu, xây dựng thương hiệu; tổ chức vùng nguyên liệu ổn định, đạt tiêu chuẩn vũng bền. Chính phủ cần định hướng phát triển bền vững ngành hàng nông sản chủ lực.

Tuy nhiên, người nông dân gặp khó khăn về canh tác, thu hoạch, bảo quản, chế biến chậm đổi mới. Cạnh đó, sản lượng cà phê theo tiêu chuẩn còn hạn chế, các doanh nghiệp nhỏ và yếu; chính sách hỗ trợ kém hiệu quả, ngân sách hạn chế. Đặc biêt, biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới sản xuất, chế biến và thương mại sản phẩm.

Theo ông Đặng Kim Sơn, nhà nước cần thể hiện vai trò quản lý, thi hành các chính sách về cơ sở hạ tầng, tín dụng, đất đai, pháp lý bảo đảm cạnh tranh và tuân thủ hợp đồng. Nâng cao năng lực hợp tác xã, tổ hợp tác cà phê, tổ chức nông dân; có chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư, phát triển công nghiệp chế biến, phát triển dịch vụ hậu cần, hỗ trợ kết nối chuỗi giá trị giữa các đối tác trong ngành cà phê. Mặt khác, Nhà nước cần hình thành hệ thống dự báo, giám sát quản lý tài nguyên, bảo vệ cảnh quan môi trường, kiểm soát chất lượng vật tư, xúc tiến thương

Đại diện Cục trồng trọt, Bộ Nông nghiệp &PTNT cho biết, hợp tác công tư trong lĩnh vực cà phê tính đến nay còn khá ít vì chỉ có Nestlé Việt Nam, còn gần như chưa có công ty FDI lẫn công ty trong nước nào áp dụng mô hình này.

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp & PTNT, trong vài năm tới, Việt Nam cần tái canh khoảng 120.000 ha cà phê. Hiện năng suất trung bình vào khoảng 2,5 tấn/ha. Và khi tái canh, khoảng 3 năm tiếp theo vườn cà phê sẽ không cho thu hoạch. Như vậy, về lý thuyết, một ha khi tái canh trong ba năm sẽ mất đi 7,5 tấn cà phê. Tính ra, mỗi năm, sản lượng cà phê giảm do tái canh vào khoảng 300.000 tấn.