ĐỐI TÁC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG VIỆT NAM (PSAV)

ENG VI

Quản lý, khai thác, phát triển ngành Thủy sản bền vững

05/ 11/ 2019

Trong 10 tháng đầu năm 2019, tổng sản lượng thủy sản ước tính đạt gần 6,7 triệu tấn, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước; trong đó sản lượng khai thác đạt 3,16 triệu tấn, tăng 4,4%; nuôi trồng đạt 3,54 triệu tấn, tăng 6,2%. Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản ước đạt 7,06 tỷ USD (tỷ trọng chiếm 21,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành nông nghiệp).

Thủy sản hướng đến mục tiêu 9 tỷ USD

Trong đó, về nuôi trồng thủy sản, như: Tôm nước lợ, tổng sản lượng đạt trên 600 ngàn tấn tăng khoảng 4,4% so với cùng kỳ. Sản lượng tôm sú ước đạt 251,16 nghìn tấn, tăng 1,6%; tôm thẻ đạt 389 nghìn tấn, tăng hơn 8,0%. Kim ngạch xuất khẩu đạt 2,76 tỷ USD. Giá tôm nguyên liệuhiện nay, loại 1 (cỡ 100 con) tại ĐBSCL giá khoảng 95.000 đ/kg; Miền trung và phía Bắc khoảng 100.000 đ/kg. Cá tra, sản lượng ước đạt 1,19 triệu tấn, tăng 8,6%. Kim ngạch xuất khẩu đạt 1,66 tỷ USD.Giá cá nguyên liệu dao động ở mức khoảng 20.000 - 22.000 đồng/kg. Với các hộ tham gia chuỗi liên kết thì giá cá cao hơn, đảm bảo có lãi 1.000 -2.000 đ/kg. Dự kiến nguồn cung cấp cá nguyên liệu vẫn còn nhiều, đủ đáp ứng cho nhu cầu chế biến, xuất khẩu. Các đối tượng nuôi khác: Sản lượng cá nước lạnh 2 ngàn tấn; nhuyễn thể 220 nghìn tấn; cá rô phi 150 nghìn tấn; cá biển 40.000 tấn; rong biển 100.000 tấn.

Theo đánh giá, hiện nay, Ấn Độ và các nước nuôi tôm đã hết vụ sản xuất tôm chính; nhu cầu tiêu dùng sản phẩm thủy sản tăng; các thị trường trọng điểm như: EU, Hoa Kỳ, đặc biệt là Trung Quốc có nhu cầu tăng vào cuối năm; giá tôm, cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL hiện đã tăng trở lại do các nhà máy chế biến tăng mua. Bên cạnh đó, tác động của Hiệp định tự do thương mại sẽ tạo nền tảng để các doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh; đặc biệt là việc Mỹ công nhận tương đương với cá tra Việt Nam sẽ là động lực quan trọng để đâỷ mạnh xuất khẩu.  Dự báo sản lượng tôm và các tra đạt và vượt kế hoạch đề ra, đảm bảo cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến, xuất khẩu (Cá tra hiện còn khoảng 500.000 tấn; tôm sú ước khoảng hơn 100 nghìn tấn; tôm thẻ chân trắng ước khoảng trên 180 nghìn tấn). Tuy nhiên, dự báo về giá tôm, cá traxuất khẩu sẽ khó tăng lên.

Trong tháng 11/2019, đoàn Thanh tra của Tổng vụ các vấn đề và biển và thuỷ sản thuộc Ủy ban Châu Âu (EC) sẽ đến Việt Nam kiểm tra lần 2 việc thực hiện các khuyến nghị liên quan đến hoạt động khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định. Đợt này, Đoàn sẽ kiểm tra ngẫu nhiên tại một số tỉnh. Chính vì vậy, Bộ Nông nghiệp và PTNTđã có văn bản gửi 28 tỉnh, thành phố ven biển để chỉ đạo các tỉnh rà soát và khắc phục những tồn tại của EC cũng như chuẩn bị kế hoạch, nội dung chi tiết để làm việc với đoàn thanh tra. Hiện nay 28 tỉnh, thành phố ven biển đều đãcó kế hoạch chuẩn bị nội dung để làm việc với đoàn thanh tra của EC.

Việt Nam đã nghiêm túc, khẩn trương triển khai 4 nhóm khuyến nghị của ECt. (1) Đến nay sau 2 năm, Việt Nam đã hoàn thiện khung pháp lý, gồm: Luật Thủy sản năm 2017; 02 Nghị định; 01 Quyết định của TTg; 08 Thông tư của Bộ NN&PTNT hướng dẫn Luật. (2) Việc triển khai hệ thống theo dõi, kiểm soát và giám sát hoạt động tàu cá đã được Bộchỉ đạo, tổ chức triển khai và vận hành thí điểm trên 31.541 tàu cá có chiều dài từ 15 mét trở lên; trong đó, số lượng tàu cá đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình như: nhóm tàu cá có chiều dài từ 24 mét trở lên là 2.019/2.618 tàu cá (77,1%); nhóm tàu cá từ 15 mét đến dưới 24 mét là 4.996/28.923 tàu cá (17,3%) và nhóm tàu dưới 15 mét là 77 tàu cá. (3) Ngoài ra, đã công bố 07 cảng biển cho tàu nước ngoài cập cảng để thực hiện việc nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu hoặc quá cảnh thủy sản từ khai thác qua lãnh thổ Viêt Nam. Công tác tổ chức thực thi pháp luật được tăng cường, toàn bộ hệ thống chính trị đã vào cuộc. Từ năm 2018 đến nay, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức gần 20 Đoàn công tác đi kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn địa phương triển khai thực hiện chống khai thác IUU; 08 tỉnh (Bình Thuận, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau, Kiên Giang) đã tổ chức ký kết quy chế phối hợp để thực hiện chống khai thác IUU, ngăn chặn, xử lý tàu cá và ngư dân cố tình vi phạm khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài; 27/28 tỉnh ven biển đã thành lập Văn phòng thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá tại 60 cảng cá và chủ trì xây dựng Sáng kiến “Xây dựng lộ trình chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định trong ASEAN giai đoạn 2020 - 2025”; Ủng hộ việc xây dựng Sáng kiến của ASEAN về thiết lập mạng lưới chống khai thác IUU do EU tài trợ.

(4) Bên cạnh đó, công tác xác nhận, chứng nhận thủy sản khai thác thực theo Quy định tại Thông tư số 21/2018/TT-BNNPNT ngày 15/11/2018 dần đi vào nề nếp, hỗ trợ và tạo điều kiện nhiều cho các doanh nghiệp trong quá trình xuất khẩu. Trong thời gian qua đã hợp tác với 06 nước để xác minh 33 trường hợp về các thông tin liên quan đến việc xác nhận, chứng nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản khai thác vào thị trường EU (Áo 02 trường hợp; Anh 03 trường hợp; Đức 01 trường hợp; Hà Lan 06 trường hợp; Tây Ban Nha 20 trường hợp; Thái Lan 01 trường hợp); trong đó, phối hợp với Hà Lan xác minh, phát hiện 01 doanh nghiệp giả mạo chữ ký của cơ quan thẩm quyền quản lý thủy sản trong giấy chứng nhận  nguyên liệu thủy sản khai thác vào thị trường Hà Lan. Kết quả xác minh đã thông báo cho phía Hà Lan để có giải pháp xử lý. Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng công bố 04 đợt cho 60 cảng cá thực hiện xác nhận thủy sản từ khai thác; công bố Danh sách 70 cảng cá chỉ định cho tàu cá hoạt động từ vùng khơi trở ra cập cảng.

Hiện nay, để khắc phục khai thác hải sản trái phép IUU, công tác kiểm tra, xử lý và công khai danh sách các tàu cá và chủ tàu cá vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúngđã được thực hiện, hàng tuần các tỉnh đều có báo cáo về Bộ Nông nghiệp và PTNT (Tổng cục Thủy sản) để tổng hợp và công bố công khai trên trang thông tin điện tử của Tổng cục cũng như công bố tại tỉnh và các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nêu tên và có những hình thức xử lý, xử phạt đảm bảo tính răn đe,tiến tới chấm dứt tình trạng vi phạm khai thác ở vùng biển nước ngoài.

Đổi mới chính sách phát triển thủy sản bền vững

Để có cơ chế đầy đủ, đồng bộ cho phát triển thủy sản, đặc biệt là hoạt động khai thác hải sản trên biển, góp phần đảm bảo an toàn, an ninh trên biển, Chính phủ đã ban hành Nghị định 67/2014/NĐ-CP (bao gồm 4 nhóm chính sách: Đầu tư, tín dụng, bảo hiểm, thuế và 1 số chính sách khác). Trong quá trình thi hành, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã đề xuất Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 67 tại Nghị định 89/2015/NĐ-CP và Nghị định 17/2018/NĐ-CP để sửa đổi chính sách cho phù hợp với tình hình mới.

Việc triển khai và thực hiện Nghị định 67 đã tạo động lực để thúc đẩy ngành Thủy sản phát triển về số lượng tàu cá xa bờ, sản lượng, nhằm tạo động lực khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư đóng tàu cá, trang bị hiện đại và ứng dụng công nghệ, kỹ thuật khai thác và bảo quản sản phẩm để nâng cao hiệu quả sản xuất. Kết quả, tính đến hết ngày 31/12/2017 cả nước đã có 1.030 tàu cá đi vào hoạt động; trong đó, phân theo công dụng tàu: 863 tàu khai thác, 167 tàu dịch vụ hậu cần và phân theo chất liệu: Vỏ gỗ 574 chiếc; Vỏ thép 358 chiếc; vật liệu mới 98 chiếc. Chính sách hỗ trợ bảo hiểm, tính đến 30/9/2019 đã hỗ trợ bảo hiểm thân tàu, ngư lưới cụ cho gần 40 nghìn lượt tàu cá với tổng kinh phí hỗ trợ cho ngư dân là hơn 900 tỷ đồng. Tổng số thuyền viên được hỗ trợ bảo hiểm tai nạn thuyền viên hơn 410 nghìn lượt thuyền viên; tổng số phí bảo hiểm hỗ trợ là 123 tỷ đồng. Tổ chứcđào tạogần 2 nghìn thuyền viên vận hành, khai thác, bảo quản sản phẩmvới 7,6tỷ đồng. Hỗ trợ 3.740 chuyến biển cho tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên với số tiền hơn 155 tỷ đồng.

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có 21 tàu vỏ thép (chiếm 2% trong 1.030 tàu đóng mới; hoặc chiếm 5,8% trong 358 tàu sắt đóng mới) gặp sự cố; trong đó 20 tàu bị hỏng của Bình Định (05 tàu đóng tại Công ty Đại Nguyên Dương, 15 tàu đóng tại Công ty Nam Triệu). Đến cuối năm 2017, đã hoạt động bình thường; 01 tàu của Quảng Nam đóng tại C.ty Bảo Duy Đà Nẵng khi chạy thử, máy chính bị gãy trục cơ, tranh chấp pháp lý đến nay chưa xử lý xong. 55/1.030 tàu (5,2%) số tàu đóng mới không đi hoạt động, chủ yếu là tàu vỏ thép làm dịch vụ hậu cần, tàu lưới rê, tàu câu.

Bộ Nông nghiệp và PTNT đã hướng dẫn các tỉnh tổng kết việc thực hiện Nghị 67/2014/NĐ-CP, sau đó Chính phủ sẽ tổ chức tổng kết để rà soát, hoàn thiện các chính sách, đặc biệt là những chính sách đang phát huy kết quả tốt như: bảo hiểm cho ngư dân; bảo hiểm thân tàu, ngư lưới cụ; hỗ trợ hậu cần nghề cá... Không phát triển thêm tàu mới, trừ trường hợp đặc biệt sẽ đề xuất áp dụng phương thức hỗ trợ một lần sau đầu tư. Tính đến nay, đã 42 tàu đóng mới theo phương thức hỗ trợ một lần sau đầu tư và các tàu đang khai thác rất hiệu quả.

Cùng với đó, Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với các địa phương sẽ tập trung xử lý dứt điểm những tồn đọng và phát triển những ngành nghề mới để tạo kế sinh nhai như: nuôi biển công nghiệp, tổ chức sản xuất theo chuỗi. Tập trung đánh giá kỹ hiện trạng các thiết chế hạ tầng như: cảng biển, khu neo đậu, hậu cần nghề cá... để đề xuất, kiến nghị bổ sung và hoàn thiện trong giai đoạn tới./.

 

Nguồn: omard.gov.vn