Trước tình hình dịch bệnh COVID-19, thực phẩm và nông nghiệp là các ngành được chính quyền nhiều quốc gia trong khu vực quan tâm nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất lương thực được tiếp tục duy trì ổn định. Tuy nhiên người nông dân hiện vẫn đang từng bước thích nghi với điều kiện sản xuất mới trước tác động của dịch bệnh. Những vấn đề của ngành trước khi dịch COVID-19 bùng phát đã gây tác động không nhỏ đến các nông hộ sản xuất nhỏ (như thiếu hụt lao động, thị trường, công nghệ và tài chính), nay trở nên nghiêm trọng hơn trước các lệnh phong tỏa, đóng cửa biên giới và hạn chế di chuyển. Trong một số trường hợp, cách biệt giữa chính sách các quốc gia liên quan và thực trạng địa phương trở nên rõ nét hơn bao giờ hết. Dịch bệnh COVID-19 đã giúp chúng ta nhận thức rõ hơn những điểm yếu lớn về An ninh lương thực trong ASEAN cũng như đòi hỏi chúng ta phải tăng cường năng lực hơn nữa cho nông dân vùng nông thôn. Tổ chức CropLife Châu Á đã có Báo cáo chia sẻ các khuyến nghị giúp ngành nông nghiệp ASEAN ứng phó hiệu quả với đại dịch COVID-19.
Khuyến nghị giúp phục hồi sản xuất nông nghiệp
- Cho phép Đăng ký theo quy trình, thủ tục rút gọn và giới thiệu các giải pháp mới trong nông nghiệp
- Chia sẻ kinh nghiệm giữa các nước các quy định được xây dựng dựa trên cơ sở khoa học, nhằm thúc đẩy các ứng dụng nông nghiệp kỹ thuật số, máy bay không người lái, công nghệ mới về giống cây trồng và các giải pháp công nghệ khác, hỗ trợ hoạt động sản xuất của các hộ sản xuất nhỏ trong khu vực
- Thúc đẩy ứng dụng các giải pháp cơ giới hóa và công nghệ, giảm thiểu phụ thuộc vào lao động chân tay
Hội thảo tham vấn về mô hình kinh tế tuần hoàn trong chuỗi giá trị gạo và cà phê2024/11/15
Nông nghiệp Việt Nam và Brazil cần tiếp tục đóng góp cho thế giới2024/11/18
Hợp tác công tư thúc đẩy hệ thống lương thực, thực phẩm Việt Nam2024/11/01
Cơ hội của người dân miền Bắc với mô hình canh tác khoai tây bền vững2024/10/25