ĐỐI TÁC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG VIỆT NAM (PSAV)

ENG VI

Không tăng diện tích cà phê, tập trung tái canh

28/ 06/ 2023

Hiện nay, diện tích cà phê của cả nước đã vượt quy hoạch, do đó 10 năm tới sẽ không mở rộng mà tập trung tái canh, nâng cao năng suất, giá trị gia tăng

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp và Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) cùng phối hợp với các tỉnh Tây Nguyên vừa tổ chức hội thảo về xây dựng đề án “Phát triển cây công nghiệp chủ lực đến năm 2030”.

 

Hội thảo nhằm lấy ý kiến đóng góp của các nhà quản lý, nhà khoa học, các chuyên gia, doanh nghiệp trong sản xuất chế biến, xuất khẩu nông sản để hoàn thiện báo cáo “Hiện trạng và định hướng phát triển cây cao su, cà phê, hồ tiêu và cây điều đến năm 2030”.

Năng suất cao nhưng vẫn còn kiểu "ăn xổi"

Diện tích cà phê Việt Nam năm 2022 đạt 709 nghìn ha, tăng 1,21 lần so với năm 2012. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2022 đạt trên 2%/năm. Năng suất bình quân cả nước năm 2022 đạt 29 tạ/ha, tăng 1,24 lần so với năm 2011. Sản lượng tăng từ 1,277 triệu tấn năm 2011 lên 1,886 triệu tấn năm 2022.

Theo ông Lê Bá Hoài, chuyên viên Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, diện tích cà phê trên 15 năm tuổi tại Tây Nguyên hiện nay khoảng hơn 132 nghìn ha, chiếm trên 50% diện tích của vùng. Trong đó, Đắk Lắk có tỷ lệ vườn cà phê già cỗi, năng suất thấp lớn nhất cả nước. Đối với cà phê chè, diện tích già cỗi chiếm trên 27%.

Hiện nay, cà phê là một trong những cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, đóng góp quan trọng về thu nhập của người dân cũng như kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, sản phẩm cà phê tại Việt Nam còn nhiều tồn tại như: Chủ yếu chế biến thô, sản phẩm chế biến sâu và chế biến tinh chiếm tỷ lệ nhỏ; việc liên kết, hợp tác phát triển theo chuỗi giá trị còn yếu; chỉ dẫn địa lý, phát triển thương hiệu, bảo hộ thương hiệu, sỡ hữu trí tuệ quốc tế cho các sản phẩm cà phê vẫn chưa được chú trọng; ứng dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất còn nhiều khó khăn và ngành hàng cà phê đang bị cạnh trang từ nhiều quốc gia như Brazil, Lào và các nước Tây Phi, Đông Phi…

Tại Việt Nam, giống cà phê được trồng chủ yếu là cà phê vối, cà phê chè và cà phê mít. Đến nay, các cơ quan chức năng đã cấp 4 chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cà phê. Trong đó, tại Lâm Đồng đang được triển khai thí điểm 11 nghìn ha để phục vụ cho phát triển bền vững theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, an toàn thực phẩm nhằm cấp mã số vùng trồng.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ 4.0 vào sản xuất cà phê mới chỉ dừng lại ở mô hình thí điểm tại huyện Di Linh (Lâm Đồng). Việc xây dựng hệ thống giám sát thời tiết tự động qua internet, ứng dụng khoa học kỹ thuật còn khó khăn.

Hiện nay, tình trạng phát triển cà phê manh mún, tự phát, không theo quy hoạch, đầu tư thấp, chất lượng và độ sạch không cao vẫn phổ biến. Bên cạnh đó, quy mô vườn cây nhỏ nên rất khó khăn trong việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh, bảo vệ thực vật và thu gom sản phẩm theo công nghệ hiện đại.

Khuynh hướng khai thác bóc lột vườn cây bằng cách lạm dụng phân bón hóa học, chất kích thích sinh trưởng, thuốc trừ sâu quá liều để có năng suất, sản lượng trước mắt nhưng sau đó vườn cây lại chóng tàn lụi, làm cho hiệu quả kinh tế thấp, kém bền vững