Tham dự Hội nghị có Bộ trưởng Nông nghiệp &PTNT Lê Minh Hoa; Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên và Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Phạm Xuân Thăng và nhiều đại diện các ban/ngành, truyền thông. Hội nghị trực tuyến với 36 điểm cầu chính trong và ngoài nước, trong đó, có 5 điểm cầu trong nước và 31 điểm cầu nước ngoài ở 12 quốc gia. Ngoài ra còn có nhiều điểm cầu phụ. Có gần 300 nhà nhập khẩu nước ngoài giao thương trực tuyến với các doanh nghiệp Việt Nam.
Hội nghị là hoạt động xúc tiến thương mại quan trọng, nằm trong chuỗi các sự kiện kết nối, tiêu thụ vải thiều, nông sản chủ lực và sản phẩm OCOP năm 2021 của tỉnh Hải Dương. Đây là dịp để các doanh nghiệp, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng nông sản quảng bá chất lượng và thương hiệu, kích cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Qua đó, giúp các đơn vị liên kết, hợp tác, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tìm kiếm đối tác, thúc đẩy giao thương và mở rộng thị trường; giới thiệu các tiềm năng, lợi thế, các chính sách khuyến khích, ưu đãi của tỉnh Hải Dương trong lĩnh vực nông nghiệp.
Tại Hội nghị, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đánh giá cao Hải Dương đã vượt qua chính mình trong đại dịch Covid-19. Bằng tư duy mới trong sản xuất, tiêu thụ nông sản, bằng tài hoa, trí tuệ, tâm huyết, nông dân Hải Dương đã tạo nên một bức tranh nông nghiệp đa dạng, phong phú. Bộ trưởng đánh giá vải thiều Thanh Hà nói riêng và nông sản Hải Dương nói chung tạo được sự lan tỏa nhất định, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Mặc dù thời gian qua do tình hình phức tạp của dịch bệnh, gây đứt chuỗi cung cầu, làm ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp. Song, Hải Dương đã biến khó khăn thành lợi thế, thúc đẩy tiêu thụ nông sản thuận lợi trước nhiều biến cố.
Trong thời gian tới Bộ trưởng Lê Minh Hoan đề nghị Hải Dương, cần định hướng phát triển nông nghiệp theo hướng tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu; có giải pháp tích hợp đa giá trị trong xây dựng thương hiệu nông sản. Trong đó, quan tâm việc phối hợp các cơ quan chuyên môn để hình thành các chuỗi giá trị sản phẩm, ưu tiên những nông sản thế mạnh. Hải Dương cũng cần quan tâm tới khâu chế biến nhằm tránh rủi ro mùa vụ, đa dạng hóa sản phẩm để phù hợp thị hiếu người tiêu dùng. Với những lợi thế về phát triển cây ăn quả, Hải Dương nghiên cứu quy hoạch cùng du lịch nông nghiệp để nâng cao giá trị của ngành.
Trong khuôn khổ Hội nghị, các đại biểu đã bấm nút khởi động chương trình đưa vải thiều và nông sản Hải Dương lên các sàn thương mại điện tử. Ngay sau khi khởi động chương trình, đại diện bốn sàn thương mại điện tử, gồm: Sendo.vn, Voso.vn, Postmart.vn, Lazada.vn đã ký kết thỏa thuận hợp tác với bốn đơn vị sản xuất, thu mua vải và nông sản của Hải Dương.
Hội thảo tham vấn về mô hình kinh tế tuần hoàn trong chuỗi giá trị gạo và cà phê2024/11/15
Nông nghiệp Việt Nam và Brazil cần tiếp tục đóng góp cho thế giới2024/11/18
Hợp tác công tư thúc đẩy hệ thống lương thực, thực phẩm Việt Nam2024/11/01
Cơ hội của người dân miền Bắc với mô hình canh tác khoai tây bền vững2024/10/25