ĐỐI TÁC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG VIỆT NAM (PSAV)

ENG VI

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Nông sản Việt có nhiều thuận lợi trước EUDR

25/ 07/ 2023

Ngày 25/7, tại Bộ NN-PTNT, Bộ trưởng Lê Minh Hoan tiếp và làm việc với Liên minh Đối tác Chuyển đổi xanh, gồm các doanh nghiệp, quỹ đầu tư và các hiệp hội trong nước.

Tại Hội nghị COP26 tại Glasgow, Việt Nam cùng các quốc gia trên thế giới đã cam kết đạt mục tiêu phát thải ròng bằng “0” (Net Zero) vào năm 2050. Để đạt được mục tiêu này, Chính phủ Việt Nam và Bộ NN-PTNT đã xây dựng các chương trình cụ thể, chia thành nhiều giai đoạn nhằm triển khai đồng đều và toàn diện trên khắp cả nước.

Bên cạnh đó, công tác chuẩn bị cho Quy định chống phá rừng châu Âu (EUDR) cũng đang được các hiệp hội ngành nông nghiệp gấp rút thực hiện. Đặc biệt tập trung vào các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như cà phê, cao su, gỗ và sản phẩm gỗ.

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Lê Minh Hoan mong muốn truyền tải thông điệp mạnh mẽ hơn về sự sẵn sàng của Việt Nam trước EUDR. Đồng thời thảo luận các giải pháp liên quan tới Kế hoạch hành động cấp quốc gia của ngành nông nghiệp nhằm đáp ứng EUDR.

Bộ trưởng cho rằng, nông sản Việt Nam có nhiều thuận lợi trước EUDR, được minh chứng qua số liệu tích cực (điển hình là Thỏa thuận chi trả giảm phát thải vùng Bắc Trung bộ - ERPA sẽ đem lại cho quốc gia 41,2 triệu USD), cùng tinh thần hợp tác của không chỉ lãnh đạo địa phương mà còn từ khối tư nhân thông qua Chương trình Đối tác Phát triển nông nghiệp bền vững Việt Nam (PSAV).

Đồng hành với các cơ quan quản lý, Liên minh Đối tác Chuyển đổi xanh bày tỏ quyết tâm cao thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ thông qua Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, Đề án phát triển thị trường carbon… hướng tới tăng trưởng xanh, nâng cao vị thế ngành nông nghiệp.

Tuy vậy, theo bà Phạm Thị Ngọc Thủy - Giám đốc Văn phòng Ban IV, nhiều lãnh đạo và doanh nghiệp địa phương còn lúng túng trong tiếp cận nguồn vốn, thiếu nguồn lực và giải pháp kỹ thuật.

Đại diện các Hiệp hội Cao su và Cà phê - Ca cao cũng mong muốn Chính phủ định hướng về chuyển đổi xanh, tuyên truyền, nâng cao năng lực cán bộ. Đồng thời sớm hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, chỉ đạo phối hợp giữa các địa phương nhằm tạo sức bật cho thương hiệu nông sản Việt Nam.

Đặc biệt, đối thoại cùng Bộ NN-PTNT, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tổ chức Forest Trends, ông Michael Jenkins nhấn mạnh tầm ảnh hưởng tích cực của đầu tư lĩnh vực lâm nghiệp trong thích ứng biến đổi khí hậu toàn cầu.

Với hơn 20 năm kinh nghiệm “đầu tư xanh” và nỗ lực đem lại lợi ích cho môi trường và xã hội, ông cho rằng Việt Nam sẽ nhận được rất nhiều sự quan tâm của khối tư nhân trong tương lai với lợi thế độ che phủ rừng cao, ổn định.

Bên cạnh đó, ông David Brand, Chủ tịch Quỹ The New Forest khuyến khích Việt Nam nhanh chóng thực hiện mục tiêu Net Zero ngay từ bây giờ. Đối thoại đa ngành, đa lĩnh vực là điều thiết yếu nhằm phát huy năng lực và sáng kiến để triển khai toàn diện, đồng bộ trên toàn quốc.

Tiếp nhận thông tin từ Liên minh, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp Trần Quang Bảo cho biết đang nhanh chóng hoàn thiện chính sách chung và hành lang pháp lý liên quan tới quản lý rừng. Đồng thời cam kết hỗ trợ doanh nghiệp sớm chuyển đổi sang mô hình nông nghiệp xanh, không chỉ đảm bảo nguồn cung carbon nội địa mà còn thâm nhập thị trường carbon quốc tế tự nguyện. Ngoài ra, thí điểm các mô hình trồng rừng và nông - lâm kết hợp, đảm bảo sinh kế cho người dân.

Buổi gặp mặt đã làm rõ một số vấn đề tồn đọng, đồng thời khẳng định cơ hội của ngành nông nghiệp Việt Nam trước xu thế toàn cầu về tăng trưởng xanh, tiến đến mục tiêu Net Zero vào năm 2050.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan hoan nghênh sự đồng hành của Liên minh góp phần thúc đẩy hợp tác công - tư trong phát triển nông nghiệp bền vững. Bộ trưởng cho biết thêm, nghĩa vụ giảm phát thải sẽ còn có ý nghĩa hơn trong bối cảnh Bộ NN-PTNT đã nhận được hỗ trợ từ phía Ngân hàng Thế giới trong việc xây dựng Đề án Chương trình 1 triệu ha lúa chất lượng cao phát thải thấp