Sáng 26/10, tại thành phố Buôn Ma Thuột, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) phối hợp với Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức họp Ban Điều phối ngành hàng cà phê (VCCB) thường niên năm 2022.
Tham dự cuộc họp có ông Lê Văn Đức, Phó Cục trưởng Cục trồng trọt -Chánh Văn phòng VCCB; Ông Trần Công Thắng, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (ISSARD) – Phó trưởng Ban VCCB; các quan sát viên là đại diện của Nhóm đối tác phát triển nông nghiệp bền vững, diễn đàn cà phê toàn cầu, chương trình cảnh quan bền vững của IDH, các Viện nghiên cứu, công ty, tổ chức có liên quan trong lĩnh vực sản xuất và thương mại cà phê.
Ban điều phối ngành hàng cà phê Việt Nam (VCCB) được thành lập theo Quyết định 1729/QĐ-BNN-TCCB ngày 30/7/2013 do Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT làm Trưởng ban với mục tiêu hỗ trợ Bộ Nông nghiệp và PTNT thúc đẩy phát triển ngành hàng cà phê theo hướng bền vững, nâng cao giá trị gia tăng, kết nối các nguồn lực, tác nhân trong ngành và nâng cao vị thế ngành trên thị trường thế giới.
Sau 10 năm triển khai hoạt động, VCCB đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, góp phần thúc đẩy phát triển ngành hàng cà phê Việt Nam bền vững. Hiện nay, thực hiện chỉ đạo của Thứ trưởng, Trưởng ban về việc xem xét, tái cơ cấu lại VCCB, IPSARD với vai trò là đồng Phó trưởng ban, đồng thư ký văn phòng Ban, dưới sự hỗ trợ của Chương trình Australia hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam (Aus4Reform) đã tiến hành khảo sát, đánh giá các hoạt động của VCCB thời gian qua cũng như đề xuất các thay đổi về cơ cấu tổ chức, hoạt động của VCCB thời gian tới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của VCCB, phục vụ tốt hơn các mục tiêu phát triển của ngành trong tương lai
Ông Lê Văn Đức, Phó Cục trưởng Cục trồng trọt -Chánh Văn phòng VCCB cho biết, cuộc họp thường niên năm 2022 tập trung đánh giá kết quả triển khai công tác của khối công trong xây dựng và triển khai chính sách, đề án tái canh cà phê, phát triển cà phê đặc sản, định hướng phát triển ngành hàng cà phê thời gian tới. Đây là cơ hội để các thành viên của Ban cũng như các tác nhân tham gia ngành hàng cà phê khác có thể thảo luận, đóng góp về các điều chỉnh, thay đổi cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ cũng như các hoạt động của VCCB thời gian tới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban. Kết quả thảo luận sẽ được tổng hợp trình lãnh đạo Bộ để có văn bản điều chỉnh cũng như chỉ đạo cho hoạt động của VCCB thời gian tới.
Về kế hoạch hoạt động năm 2023, Ban VCCB sẽ tiếp tục triển khai các nội dung đề án tái canh cà phê giai đoạn 2021-2025 và Đề án cà phê đặc sản giai đoạn 2021-2030; Phổ biến các tài liệu đặc biệt sổ tay cà phê chè và cập nhật tài liệu về TOT VÀ TOF (Phương pháp khuyến nông và sản xuất cà phê bền vững) trên cà phê vối; Rà soát, bổ sung sổ tay cho cà phê vối và cà phê chè thông qua dự án với GIZ và UNDP cho các mô hình cảnh quan không gây mất rừng; bổ sung chương trình an toàn lao động trên cà phê và vấn đề bình đẳng giới trong sản xuất cà phê.
Tại cuộc họp, đại biểu tập trung thảo luận, lắng nghe các chia sẻ, trình bày về kết quả ban đầu, các hoạt động đang triển khai của khối tư liên quan đến các mô hình, sáng kiến trong phát triển cà phê bền vững như quản lý hóa chất đầu vào nông nghiệp trong canh tác cà phê, xây dựng vùng cảnh quan cà phê, phát triển chuỗi giá trị bền vững cà phê và hồ tiêu ở khu vực Tây Nguyên Việt Nam
Hội thảo tham vấn về mô hình kinh tế tuần hoàn trong chuỗi giá trị gạo và cà phê2024/11/15
Nông nghiệp Việt Nam và Brazil cần tiếp tục đóng góp cho thế giới2024/11/18
Hợp tác công tư thúc đẩy hệ thống lương thực, thực phẩm Việt Nam2024/11/01
Cơ hội của người dân miền Bắc với mô hình canh tác khoai tây bền vững2024/10/25