ĐỐI TÁC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG VIỆT NAM (PSAV)

ENG VI

Khuyến nghị của CropLife Châu Á giúp ngành nông nghiệp ứng phó với đại dịch COVID-19

28/ 05/ 2020

Trước tình hình dịch bệnh COVID-19, thực phẩm và nông nghiệp là các ngành được chính quyền nhiều quốc gia trong khu vực quan tâm nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất lương thực được tiếp tục duy trì ổn định. Tuy nhiên người nông dân hiện vẫn đang từng bước thích nghi với điều kiện sản xuất mới trước tác động của dịch bệnh. Những vấn đề của ngành trước khi dịch COVID-19 bùng phát đã gây tác động không nhỏ đến các nông hộ sản xuất nhỏ (như thiếu hụt lao động, thị trường, công nghệ và tài chính), nay trở nên nghiêm trọng hơn trước các lệnh phong tỏa, đóng cửa biên giới và hạn chế di chuyển. Trong một số trường hợp, cách biệt giữa chính sách các quốc gia liên quan và thực trạng địa phương trở nên rõ nét hơn bao giờ hết. Dịch bệnh COVID-19 đã giúp chúng ta nhận thức rõ hơn những điểm yếu lớn về An ninh lương thực trong ASEAN cũng như đòi hỏi chúng ta phải tăng cường năng lực hơn nữa cho nông dân vùng nông thôn. Tổ chức CropLife Châu Á đã có Báo cáo chia sẻ các khuyến nghị giúp ngành nông nghiệp ASEAN ứng phó hiệu quả với đại dịch COVID-19.

Khuyến nghị giúp phục hồi sản xuất nông nghiệp

  • Đảm bảo duy trì nhu cầu thị trường và kịp thời liên kết nông dân với chuỗi cung ứng
  • Thực hiện miễn trừ vĩnh viễn cho nông nghiệp với tư cách là một dịch vụ thiết yếu (cũng như cung ứng các thiết bị vật tư và đào tạo cần thiết để đảm bảo an toàn cho cộng đồng nông nghiệp)
  • Điều chỉnh các quy định và chính sách thích hợp giúp kịp thời cung ứng vật tư đầu vào cho sản xuất nông nghiệp (nguyên liệu và công nghệ như hạt giống chất lượng và các sản phẩm bảo vệ cây trồng) cho nông dân
  • Khuyến khích đổi mới, phát triển công nghệ và hỗ trợ nông dân tiếp cận các công nghệ mới thông qua các giải pháp chính sách linh hoạt và kịp thời

- Cho phép Đăng ký theo quy trình, thủ tục rút gọn và giới thiệu các giải pháp mới trong nông nghiệp

- Chia sẻ kinh nghiệm giữa các nước các quy định được xây dựng dựa trên cơ sở khoa học, nhằm thúc đẩy các ứng dụng nông nghiệp kỹ thuật số, máy bay không người lái, công nghệ mới về giống cây trồng và các giải pháp công nghệ khác, hỗ trợ hoạt động sản xuất của các hộ sản xuất nhỏ trong khu vực

- Thúc đẩy ứng dụng các giải pháp cơ giới hóa và công nghệ, giảm thiểu phụ thuộc vào lao động chân tay

  • Đảm bảo sự phối hợp giữa các cơ quan trong việc xây dựng, thực thi các chính sách hỗ trợ ngành nông nghiệp và an ninh lương thực, ở cả cấp quốc gia và địa phương
  • Khuyến khích và đẩy mạnh quan hệ hợp tác liên ngành, với khu vực tư nhân và các đơn vị cung cấp giải pháp kỹ thuật số, để tạo ra nhiều giải pháp mới và sáng tạo giúp giải quyết nhu cầu của nông dân
  • Tăng cường giám sát chuỗi giá trị lương thực, nông nghiệp để xác định các lỗ hổng, từ đó đưa ra giải pháp ứng phó kịp thời
  • Xây dựng, sửa đổi các quy định, chính sách giải quyết kịp thời vấn đề sản xuất, phân phối, kinh doanh hạt giống bất hợp pháp, đảm bảo người nông dân được tiếp cận với hạt giống chất lượng
  • Tìm kiếm các giải pháp giúp hỗ trợ và đảm bảo vận chuyển xuyên biên giới các sản phẩm nông nghiệp được diễn ra thông suốt, như việc áp dụng Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật điện tử
  • Đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho nông dân, giúp nông dân được tiếp cận các dụng cụ bảo hộ cơ bản, sản phẩm vệ sinh và khử trùng, sắp xếp thời gian làm việc của nông dân, đảm bảo duy trì giãn cách xã hội