ĐỐI TÁC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG VIỆT NAM (PSAV)

ENG VI

Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045

24/ 11/ 2020

Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành quyết định số1520/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045. Trên quan điểm phát triển chăn nuôi toàn diện, hiệu quả, bền vững và thích ứng biến đổi khí hậu theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với chuỗi giá trị, kinh tế tuần hoàn, nâng cao giá trị gia tăng, đảm bảo an toàn sinh học, dịch bệnh và an toàn thực phẩm, đối xử nhân đạo với vật nuôi. Tăng cường nghiên cứu khoa học và đẩy mạnh xã hội hóa trong phát triển chăn nuôi phù hợp với kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.

Mục tiêu cụ thể đặt ra là phấn đấu trong giai đoạn 2021-2025, mức tăng trưởng giá trị sản xuất đạt trung bình từ 4 – 5%/năm, giai đoạn 2026-2030 đạt từ 3-4%/năm. Sản lượng thịt xẻ các loại đến năm 2025 đạt từ 5-5,5 triệu tấn, đến năm 2030 đạt từ 6-6,5 triệu tấn, trong đó, xuất khẩu từ 15-20% sản lượng thịt lợn, 20-25% thịt và trứng gia cầm. Sản lượng trứng, sữa đến năm 2025 đạt từ 18-19 tỷ quả trứng và từ 1,7-1,8 triệu tấn sữa, đến năm 2030 đạt khoảng 30 tỷ quả trứng và 2,6 triệu tấn sữa. Tỷ trọng thịt gia súc, gia cầm được chế biến so với tổng sản lượng thịt từ 25-30% vào năm 2025, từ 40-50% vào năm 2030.

Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh đến năm 2025 ít nhất 10 vùng cấp huyện, đến năm 2030 ít nhất 20 vùng cấp huyện.

Tầm nhìn đến năm 2045, phấn đấu 100% sản phẩm thịt gia súc, gia cầm hàng hóa được cung cấp từ các cơ sở giết mổ tập trung, công nghiệp và trên 70% khối lượng sản phẩm chăn nuôi chính được qua sơ chế, chế biến công nghiệp, trong đó khoảng 30% được chế biến sâu.

Chiến lược đưa ra 10 giải pháp nhóm để phát triển nuôi dưỡng trong giai đoạn tới và 5 vấn đề ưu tiên tập trung vào những vấn đề nhóm quan trọng cần thay đổi mới và hiện đại hóa để thúc đẩy phát triển nuôi dưỡng. , gồm:
(1) Phát triển công nghiệp sản xuất giống vật nuôi;
(2) Phát triển công nghiệp chế biến thức ăn nuôi;
(3) Phát triển công nghiệp chuồng trại và xử lý chất thải chăn nuôi;
(4) Phát triển công nghiệp giết mổ, chế biến và thị trường sản xuất nuôi dưỡng;
(5) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh hoạt động khoa học - công nghệ, khuyến nông trong nuôi dưỡng và tăng cường năng lực cho người quản lý nhà nước nuôi.