ĐỐI TÁC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG VIỆT NAM (PSAV)

ENG VI

Chăn nuôi

Vai trò của Nhóm công tác

- Theo dõi, nắm sát thực trạng phát triển chuỗi giá trị sản xuất chăn nuôi; nhận định những vấn đề còn tồn tại, những khó khăn trong hoạt động sản xuất chăn nuôi theo chuỗi và phối hợp với các đơn vị liên quan đề xuất giải pháp tháo gỡ.

- Tham mưu, đề xuất cho Bộ trong hoạch định chính sách phát triển chuỗi giá trị và giải pháp chiến lược thực hiện hiệu quả mô hình PPP chăn nuôi an toàn.

- Huy động và kết nối các đối tác xây dựng và triển khai các chương trình/dự án thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị chăn nuôi an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm và thu nhập cho nông dân.

- Phổ biến kiến thức và nâng cao năng lực cho các tác nhân trong chuỗi giá trị ngành chăn nuôi về vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm soát dịch bệnh, xử lý vệ sinh môi trường chăn nuôi, và nâng cao chất lượng sản phẩm chăn nuôi

- Cung cấp, chia sẻ thông tin, xúc tiến thương mại, xúc tiến hợp tác công tư.

Mục tiêu

Mục tiêu chung

- Thành lập được các mô hình liên kết sản xuất – tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi an toàn trong đó doanh nghiệp có vai trò chủ đạo

- Sản phẩm chăn nuôi được nâng cao chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng sức cạnh tranh so với các sản phẩm nhập khẩu, định hướng một số sản phẩm xuất khẩu

 - Nâng cao năng lực trong tổ chức sản xuất và kết nối tiêu thụ sản phẩm của các Hợp tác xã/Tổ hợp tác chăn nuôi.

- Thu nhập của các cơ sở chăn nuôi (nông hộ, trang trại) được cải thiện

Mục tiêu cụ thể giai đoạn 2019 - 2020

- Xây dựng 5 mô hình liên kết tiêu thụ - sản xuất chăn nuôi an toàn theo hình thức hợp tác công tư PPP với 5 Hợp tác xã

- Xây dựng thí điểm 1 chuỗi xuất khẩu cho 1 sản phẩm chăn nuôi theo hình thức hợp tác công tư

- 5.000 lượt nông dân được đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực và kỹ thuật về chăn nuôi an toàn và chăn nuôi theo chuỗi

- Xây dựng được bộ tài liệu hướng dẫn các tiêu chuẩn về: (1) sản phẩm chăn nuôi đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, (2) quy trình chăn nuôi đạt tiêu chuẩn an toàn dịch bệnh và (3) quy trình chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường

- Hoàn thiện hệ thống thông tin, CSDL ngành hàng chăn nuôi.

- Tham gia các diễn đàn đối thoại về chăn nuôi an toàn và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi trong nước

Tổ chức, thành viên

Đồng chủ trì phía công: Cục chăn nuôi, Trung tâm khuyến nông quốc gia.

Đồng chủ trì phía tư nhân: Do đặc thù của ngành chăn nuôi có nhiều đối tượng vật nuôi (lợn, trâu bò, gia cầm, sữa và thức ăn chăn nuôi) nên sẽ do một nhóm doanh nghiệp tham gia với vị trí đồng chủ trì theo các tiểu ngành, cụ thể như sau:

Công ty Friesland Campina Việt Nam (Bò sữa), Công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam (heo), Tập đoàn Hùng Nhơn (gia cầm) và Tập đoàn De Heus (thức ăn chăn nuôi).

Thành viên của Nhóm công tác bao gồm:

a) Khu vực công: Vụ Hợp tác quốc tế, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp nông thôn.

b) Khu vực tư:

- Nhóm bò sữa: Công ty Friesland Campina Việt Nam, Công ty Cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk

- Lợn (heo): Tập đoàn Dabaco Việt Nam, Tập đoàn Masan

- Gia cầm: Công ty TNHH De Heus

- Thức ăn chăn nuôi: Công ty TNHH Kinh Doanh nông sản Việt Nam (trước kia là Công ty TNHH Bunge Việt Nam), Công ty TNHH Dinh dưỡng TECHNA Việt Nam, Công ty Neovia Việt Nam, Đại diện Công ty Ceva Sante Animale tại Việt Nam, tổ chức Croplife Biotech Việt Nam và các Doanh nghiệp được sự hỗ trợ của Đại sứ quán Pháp và Mỹ.

c) Các đối tượng khác: Hội chăn nuôi Việt Nam, Hội Thú Y Việt Nam, Hiệp hội sản xuất, kinh doanh thuốc thú y Việt Nam, Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam; Trung tâm Tích hợp thực phẩm (VFIC), Hiệp hội các nhà sản xuất hàng tạp hóa (The Grocery Manufacturers Association - GMA)